Quantcast
Channel: Yêu Mai Vàng
Viewing all articles
Browse latest Browse all 10

Tìm hiểu kỹ thuật ghép mai vàng chuyên nghiệp

$
0
0

Việc trồng mai rất đơn giản và dễ chăm sóc. Vì mai vàng thuộc loại cây ưa ẩm nhưng lại không chịu được ngập úng lâu ngày. Để cây ra hoa đúng dịp tết và có chậu hoa mai ứng ý thì việc chọn ghép cây sẽ đem đến hiệu quả như mong muốn. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn kỹ thuật ghép mai vàng bonsai chuyên nghiệp, chi tiết mời các bạn cùng theo dõi.

Kỹ thuật ghép mai vàng chuyên nghiệp
Kỹ thuật ghép mai vàng chuyên nghiệp

Cần xác định thời gian để ghép cây mai

Thông thường, việc ghép mai sẽ được thực hiện vào mùa khô tức là bắt đầu từ tháng 10 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau. Kỹ thuật là ghép mắt ngủ, đang được nhiều nghệ nhân lựa chọn. Vì kỹ thuật này khá đơn giản vừa tiện lợi so với những kỹ thuật ghép mai khác.

Các bạn có thể ghép mai vào tháng 2 âm lịch, khi cây đã phục hồi trở lại, bắt đầu đâm chồi mới và phát triển, song kết quả thành công sẽ không cao nếu thực hiện ở thời điểm cuối tháng 3 trở đi. Vì lúc này cây mai đã hoàn toàn bình phục, bắt đầu tích trữ nhựa trong thân, lá, cành.

Vào mùa mưa nếu các bạn sử dụng kỹ thuật ghép mắt ngủ để ghép bổ sung vào các vị trí cần thiết đã ghép rồi thì sẽ kết quả đạt được rất thấp, vì dòng nhựa bị chi phối mầm ghép đã lên và khó tránh nước khi mưa xuống sẽ làm hư mối ghép. Nếu muốn ghép bổ sung hoặc ghép mới vào mùa mưa thì thường dùng hai kỹ thuật chính là: ghép cắm đọt, ghép mắt kim.

Cách lựa chọn gốc mai để ghép

Các bạn có thể dùng gốc mai, tốt nhất thì nên dùng gốc mai tứ quý vì loại này sinh trưởng khỏe, dễ ghép, tỷ lệ ghép sẽ đạt tỷ lệ thành công cao. Đối với những gốc mai càng lớn càng tốt, các bạn dùng cưa cắt ngang thân cây cách mặt đất khoảng vài tấc đến một mét. Sau khi cưa cây cần được chăm sóc chu đáo để nẩy tược, chờ cho tược lớn tầm điếu thuốc lá là có thể đem đi ghép được.

Hướng dẫn chọn giống mai để ghép

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại mai đẹp như: Bạch mai, Hồng mai, Huỳnh mai. Riêng dòng Huỳnh mai thì đã có nhiều loại từ 9, 12, 24….cho đến 60 cánh, có loại tới 150 cánh.

Người chơi mai có thể sưu tầm thêm và chọn lựa loại nào ưng ý để làm giống ghép.

Gốc mai ghép phải mạnh tầm hơn 1 tuổi. Nhánh mai để ghép là các cành bánh tẻ loại giống tốt, có hoa đẹp, đường kính tầm khoảng cỡ 3-4mm.

Nên chọn nhánh chừng 6 lá, tốt nhất là các nhánh vừa ra lá non, lá nhỏ khoảng tầm ngón tay út, thường thì màu nâu, những lá già thì nên bỏ bớt để giảm sự thoát hơi nước.

Kỹ thuật ghép cây mai chi tiết nhất

Bước 1: Chọn nhánh mai để ghép.

Đầu tiên, cần phải lựa chọn cách ghép phù hợp ở những phần như thân, cành, gốc mai tùy theo sở thích cá nhân của bạn.

Nên chọn nhánh mai để ghép với kích thước nhỏ với đường kính lớn hơn que tăm, lưu ý các bạn nên loại bỏ hết lá mai để nhánh ghép không bị thoát hơi nước làm cho cây mai bị chết khô.

Kỹ thuật ghép mai vàng chuyên nghiệp
Chọn nhánh mai trước khi ghép

Bước 2: Dùng dao lam chuốt nhánh mai ghép có hình dẹp về phía gốc cành mảnh, nên chú ý mặt cắt phải phẳng và khéo léo chỉ cần một nhát là được. Cành mai ở gốc lớn hơn cành ghép với tỷ lệ là 7/10 hay 8/10. Cắt đến đâu thì các bạn tiến hành ghép đến đó, không được cắt trước tránh mất nhựa và nước.

Dùng lưỡi lam xẻ nhánh, từ ngoài vào trong theo chiều sâu tầm 1,5cm. Ngay vạch chỗ xẻ, đặt nhánh ghép vào, một phần vỏ tiếp ngang mặt với cành mai.

Kỹ thuật ghép mai vàng chuyên nghiệp
Dùng dao lam chuốt nhánh mai ghép có hình dẹp về phía gốc cành mảnh

Bước 3: Lấy nhánh mai con đã vạt dẹt 2 bên và ghép vào thêm ghép rồi dùng băng keo non để quấn chặt vào mối ghép. Nếu cẩn thận thì dùng bọc nilon buộc thêm bên ngoài.

Dùng dây nilon to bản quấn quanh cành khoảng 3-5 vòng từ ngoài vào trong rồi buộc chặt. Các bạn nhúng bao nilon vào nước, nên nhớ giữ lại trong bao nilon vài giọt nước, để nước trong bao nilon sẽ làm cho cành lá mai không bị khô héo. Sau đó, chụp bao nilon và dùng dây buộc chặt với nhau.

Lấy giấy báo bao bên ngoài bao nilon không cần che kín hoàn toàn để cho ánh sáng lọt vào. Sau đó các bạn lần lượt ghép các nhánh còn lại cho đến hết. Mỗi cây chỉ nên ghép tối đa là 6 cành mới, nên để lại một vài cành cũ để cây mai thở.

Đặt chậu mai vào nơi thoáng mát, có nắng. Khoảng 3 ngày sau trong bao nilon sẽ xuất hiện các giọt li ti như sương mù, tiếp tục tưới cây như bình thường. Sau khoảng 15 ngày lá non đã lớn thì tháo giấy báo và 5-7 ngày sau thì tháo bao nilon. Sau đó, dưỡng mai ghép cho đến khi lá lớn và chờ khi đâm chồi lần thứ hai, thứ ba thì mới tháo dây nilon quấn quanh chỗ mối ghép.

Kỹ thuật ghép mai vàng chuyên nghiệp
Sao khi đã thực hiện mối ghép hoàn chỉnh

Trên đây là kỹ thuật ghép mai vàng đơn giản mà chúng tôi muốn chia sẻ đến độc. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã biết được kỹ thuật ghép mai đúng cách và thời điểm phù hợp nên tạo nên một chậu mai vàng đẹp. Chúc các bạn yêu mai vàng thành công nhé!

Xem thêm: Kỹ thuật giữ hoa mai lâu tàn vào ngày tết

Bài viết Tìm hiểu kỹ thuật ghép mai vàng chuyên nghiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Yêu Mai Vàng.


Viewing all articles
Browse latest Browse all 10

Trending Articles